Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

5 loại xe cẩu thông dụng phổ biết ở Việt nam

Cần cẩu (tiếng anh là crane truck)là một loại xe máy chuyên dụng, nó cũng như các loại thiết bị công trình khác được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo cách đơn giản nhất, chúng ta có thể phân loại chúng như sau:
 
Cần cẩu cố định: Là các loại cần cẩu không có khả năng tự di chuyển, có thể kể đến như: Cẩu tháp, Cần trục, Cẩu bờ biển...




Cần cẩu di động: Cẩu di động là nhóm các cần cẩu trục có thể tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên máy cẩu. Cẩu di động thường có kiểu tay cần nghiêng, thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ. Dùng trọng lượng phần xe để làm đối trọng, nhưng cũng có khi kết hợp thêm đối trọng phụ thêm đặt trên máy.
 



Đối với các loại cần cẩu cố định ta có thể dễ dàng phân biệt qua tên gọi như: Cẩu tháp, Cầu trục, Cẩu bờ biển...Các dòng cẩu di động có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí như: theo cấu tạo cần cẩu, theo cơ cấu di chuyển, theo tải trọng... Với các loại xe cẩu di động thường gặp trong thực tế, ta có thể phân loại chúng như sau:

1. Cẩu bánh xích( Crawler cranes): Cẩu bánh xích là loại cẩu có bộ phận di chuyển là bánh xích, sức nâng của cẩu bánh xích được thiết kế lớn hơn sức nâng của cẩu bánh lốp rất nhiều

Ưu điểm của cẩu bánh xích:
Có tính di động và tính ổn định cao
Sức nâng lớn: từ 40 – 3500 tấn
Có khả năng di chuyển ổn định trên các loại địa hình, đặc biệt là các địa hình có nền đất mềm mà không bị mắc kẹt. Do đó cẩu xích có thể di chuyển đến một vùng làm việc nào đó chưa được tính toán trước về nền đất mà không lo mắc kẹt.
Đứng vững ngay cả khi không có chân trụ chống đỡ.
Có khả năng di chuyển khi mang tải
Nhược điểm:
Có trọng lượng bản thân rất nặng
Chi phí năng lượng cho việc di chuyển từ một khu vực làm việc đến nơi làm việc khác là rất lớn.
Khi di chuyển xa cần tháo rời và vận chuyển bằng xe tải, tàu hỏa… đến địa điểm tiếp theo của nó.

2. Cẩu bánh lốp( Wheel cranes): Là loại cẩu có bộ phận di chuyển là một bộ bánh xe với lốp cao su được thiết kế cho các hoạt động nâng và di chuyển. Cẩu bánh lốp được thiết kế thêm Chân chống được sử dụng để chống đỡ, tăng sự ổn định cho cần cẩu.
Cẩu bánh lốp được chia làm 3 loại chính là:
Rough terrain crane (Cẩu địa hình): 25-70t
Truck crane: 25-200t
All terrain crane: (cẩu địa hình 2 cabin): 70-1600t

a. Rough terrain crane:Là loại cần cẩu có bộ phận di chuyển là bốn bánh xe với lốp cao su. Loại cẩu này có thể di chuyển trên mọi loại địa hình ở công trường làm việc. Có tính cơ động cao, linh hoạt. Cẩu địa hình có đặc điểm chung với cẩu xích là động cơ cấp nguồn cho chuyển động và cho hoạt động của cần trục là chung. Tuy nhiên đối với cẩu địa hình có đặc điểm là động cơ gắn ở gầm chứ không phải ở trên như cẩu xích.


Ưu điểm:
Rough terrain crane được thiết kế với đặc điểm cả bốn bánh đều có khả năng dẫn hướng với hai cầu chủ động. Do đó việc di chuyển, thực hiện các vòng cua, quay đầu, lùi… được thực hiện rất dễ dàng với mọi loại địa hình khác nhau.

Nhược điểm.
Tuy Rough terrain là cẩu địa hình nhưng về nói về khả năng di chuyển trên đường đến các điểm làm việc cách xa cũng tốn chi phí nhiên liệu lớn, tốc độ di chuyển không cao.
Sức nâng của cẩu địa hình nhỏ do kết cấu, mặt khác tầm với của cần cũng bị giới hạn với chiều cao không lớn

b. Truck Crane: Loại cần cầu này gồm hai phần. Phần trên là hệ thống nâng hạ trong đó có cần nâng, phần dưới là hệ thống di chuyển tương tự như một chiếc xe tải. Hai phần này liên kết với nhau bằng một bàn xoay, cho phép phía trên có thể xoay được tự do. Kết cấu cũ của Truck Crane có hai động cơ cung cấp động lực riêng cho hai phần di chuyển và nâng hạ, nhiều nhà sử dụng và thiết kế lớn tuổi ủng hộ kiểu thiết kế này vì lo ngại sự rò rỉ của dầu thủy lực tại vị trí bàn xoay dẫn đến lão hóa các bộ phận. Kết cấu hiện đại của Truck Crane chỉ sử dụng một động cơ cung cấp cho cả bộ phận di chuyển và quay bơm thủy lực, cung cấp động lực cho phần trên.

Ưu điểm:
Có khả năng cơ động cao. Đặc biệt khả năng nổi trội là di chuyển tốc độc cao trên đường cao tốc.
Có Khả năng mang và di chuyển các vật.

Nhược điểm:
Không có khả năng di chuyển linh động trong các địa hình phức tạp.

c. All terrain crane: All terrain crane là sự kết hợp của Rough terrain crane và Truck crane. Gồm có hai cabin. Một ca bin cho việc di chuyển và một ca bin cho việc thực hiện công việc nâng hạ. Cẩu loại này tận dụng hầu hết các ưu điểm của hai loại cẩu còn lại Đó là khả năng cơ động cao của Rough terrain crane và khả năng di chuyển tốc độ cao của Truck crane. All terrain crane có khả năng di chuyển trên các loại đường gồ ghề, di chuyển qua các khu làm việc phức tạp. Mặt khác, sức nâng của cẩu loại này cũng được tăng lên rất lớn do bản thân trọng lượng của xe cẩu cũng là đối trọng. Cho phép All terrain crane nâng được tải nặng hơn và chiều dài cần được tăng lên.


Ưu điểm:
All terain crane có khả năng di chuyển đến nơi làm việc với tốc độ cao, có khả năng di chuyển trong các địa hình không phải đường xá.

Nhược điểm:
Kích thước của All terrain crane lớn hơn Rough terrain crane cho nên khả năng cơ động với những địa hình nhỏ hẹp của All terrain crane thấp hơn.
Share:

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Công ten nơ là gì? Công Ten nơ có mấy loại?

Công ten nơ là gì? 


Công ten nơ hay có tên phiên âm là container, dân trong nghề hay gọi tắt là công hay cont. Nó là một cái hộp hình khối chữ nhật bằng thép cực lớn. Chiều rộng theo chuẩn quốc tế khoảng hơn 2,4 m và chiều cao là 2,6 m. Về chiều dài nó 4 loại phổ biến sau:
  • 20’ hay 20 feet: 6,1 mét
  • 30’ hay 30 feet: 9,1 mét
  • 40’ hay 40 feet: 12,2 mét
  • 45’ hay 45 feet 13,72 mét

1 Feet là gì? Hay còn gọi là một foot (phát âm gần như giọng miền Bắc phút), số nhiều là feet hay foot; ký hiệu là ft hoặc, đôi khi, ′ – dấu phẩy trên đầu.

1 feet = 0,3048 mét =  304,8 milimét
Tìm hiểu thêm kích thước chuẩn container iso 668

Cấu tạo của công ten nơ bao gồm những thứ gì?

Nhìn bề ngoài, bạn có thể đoán được rằng nó phải làm bằng thép rồi. Nhưng không hẳn 100% cấu tạo của nó bằng thép hết. Có cái sàn phía trong người ta có thể thay bằng ván ép hoặc gỗ cứng để nhẹ hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Còn lại tất nhiên phải gia cố bằng thép hết thôi. Vỏ là thép tấm, vài chi tiết gia cố là thép khối. Nếu không làm thế, công ten nơ sẽ mau hư và móp méo sớm.

Cấu trúc công ten nơ bao gồm

Công ten nơ có nhiều loại, mỗi loại có một hoặc một số đặc điểm cấu trúc đặc thù khác nhau (tuy vẫn tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất và tính thuận lợi cho việc sử dụng trong vận tải đa phương thức).

Cấu trúc cơ bản công ten nơ bách hóa (General Purpose công ten nơ) là khối hộp chữ nhật 6 mặt gắn trên khung thép (steel frame). Có thể chia thành các bộ phận chính sau:

  • Khung (frame)
  • Đáy và mặt sàn (bottom and floor)
  • Tấm mái (roof panel)
  • Vách dọc (side wall)
  • Mặt trước (front end wall)
  • Mặt sau và cửa (rear end wall and door)
  • Góc lắp ghép (Corner Fittings)

1. Khung (Frame)

Khung công ten nơ bằng thép có dạng hình hộp chữ nhật, và là thành phần chịu lực chính của công ten nơ. Khung bao gồm:

  • 4 trụ góc (corner post)
  • 2 xà dọc đáy (bottom side rails)
  • 2 xà dọc nóc (top side rails)
  • 2 dầm đáy (bottom cross members)
  • 1 xà ngang trên phía trước (front top end rail)
  • 1 xà ngang trên phía sau (door header)


Khung công ten nơ


2. Đáy và mặt sàn (bottom and floor)

Đáy công ten nơ gồm các dầm ngang (bottom cross members) nối hai thanh thanh xà dọc đáy. Các dầm ngang bổ sung này hỗ trợ kết cấu khung, và chịu lực trực tiếp từ sàn công ten nơ xuống. Các thành phần này cũng được làm bằng thép, để đảm bảo tính chịu lực.






Dầm đáy công ten nơ (bottom cross members)

Phía trên dầm đáy là sàn công ten nơ. Sàn thường lát bằng gỗ thanh hoặc gỗ dán, được xử lý hóa chất, dán bằng keo dính hoặc đinh vít.

Để thuận lợi cho việc bốc dỡ, đáy công ten nơ có thể được thiết kế thêm ổ chạc nâng (forklift pocket) dùng cho xe nâng, hoặc đường ống cổ ngỗng (gooseneck tunnel) dùng cho xe có thiết bị bốc dỡ kiểu cổ ngỗng.


Rãnh cổ ngỗng (Gooseneck tunnel)

3. Tấm mái (roof panel)

Là tấm kim loại phẳng hoặc có dạng uốn lượn sóng che kín nóc công ten nơ. Vật liệu tấm mái có thể là thép (steel), nhôm (aluminum), hoặc gỗ dán phủ lớp nhựa gia cố sợi thủy tinh (plywood with glass fiber-reinforced plastic coating).

4. Vách dọc (side wall)

Tương tự tấm mái, vách dọc là tấm kim loại (thép, nhôm, hoặc hoặc gỗ dán phủ lớp nhựa gia cố sợi thủy tinh), thường có dạng lượn sóng (corrugated) để tăng khả năng chịu lực của vách.

5. Mặt trước (front end wall)

Mặt trước có cấu tạo tương tự vách dọc. Mặt trước của công ten nơ là mặt không có cửa, nằm đối diện với mặt mặt sau có cửa.

6. Mặt sau và cửa (rear end wall and door)

Mặt sau gồm 2 cánh cửa (door leaf) bằng kim loại phẳng hoặc lượn sóng. Cánh cửa gắn với khung công ten nơ thông qua cơ cấu bản lề (hinge). Dọc theo mép cửa có gắn lớp gioăng kín nước (door gasket) để ngăn nước lọt vào bên trong công ten nơ. Thông thường mỗi cánh cửa có hai thanh khóa cửa (door locking bar) trên đó lắp 2 tay quay (door handle) gắn với tai kẹp chì (xem hình vẽ).

7. Góc lắp ghép (corner fittings)

Góc lắp ghép (còn gọi là góc đúc – corner casting) được chế tạo từ thép, hàn khớp vào các góc trên và dưới của công ten nơ, là chi tiết mà khóa (twistlock) của các thiết bị nâng hạ (cẩu, xe nâng) hay thiết bị chằng buộc (lashing) móc vào trong quá trình nâng hạ, xếp chồng, hay chằng buộc công ten nơ. Kích thước, hình dáng của góc lắp ghép được quy định trong tiêu chuẩn ISO 1161. Vị trí của các góc lắp ghép trên công ten nơ quy định trong tiêu chuẩn ISO 668:1995.


Trên đây là cấu trúc cơ bản của công ten nơ bách hóa tiêu chuẩn. Với những loại công ten nơ đặc biệt như công ten nơ lạnh, công ten nơ mở nóc, công ten nơ bồn, cấu trúc có khác đi, phù hợp với mục đích sử dụng của từng loại công ten nơ.

Các thuật ngữ về cấu tạo công ten nơ (tiếng Anh và tiếng Việt)


Các bộ phận chính trong công ten nơ chở hàng

Hình trên minh họa các bộ phận cơ bản của công ten nơ bách hóa tiêu chuẩn. Các bộ phận này được trong tiếng Việt được thể hiện ở bảng dưới đây.


Tiếng AnhTiếng Việt
corner fitting; corner castinggóc lắp ghép; chi tiết nối góc
corner posttrụ đứng; trụ góc
bottom side railxà dọc dưới; xà dọc đáy
top side railxà dọc trên; xà dọc nóc
bottom end rail; door sillxà ngang dưới; ngưỡng cửa
front top end rail; door headerxà ngang trên phía trước
roof paneltấm mái
floorsàn
doorcửa
door leafcánh cửa
front end wallvách ngang phía trước
side panel; side wallvách dọc
bottom cross memberdầm đáy
gooseneck tunnelrãnh cổ ngỗng
forklift pocketổ chạc nâng
door locking barthanh khóa cửa
hingebản lề
camcam
cam keepermóc giữ cam
door gasketgioăng cửa
door handletay quay cửa


công ten nơ là 1 Superman bạn có tin không?
Nếu bạn để ý, tại các bến cảng, các công để chồng lên nhau, nhưng không quá 6 công đâu nhé. Trung bình 1 công 40 không chứa hàng nặng 30,5 tấn. Vậy mỗi công sẽ cõng được hơn 192 tấn, tương đương với hơn 27 con voi đấy các bạn (trung bình voi khoảng 7 tấn).
Một công chỉ cõng được sáu công thôi nhé!
Các công trình bằng công ten nơ bạn khỏi lo về khả năng động đất. Vì nó đứng 1 mình cũng vững chắc lắm rồi.
Ứng dụng công ten nơ trong đời sống
Với cấu tạo và khả năng chịu tải kinh thế, công ten nơ tất nhiên dùng nhiều cho vận tải bằng tàu biển. Mình chả rõ có máy bay nào chở nổi 30 tấn bay trên bầu trời không? Vì chiếc DC 3 nổi tiếng cũng tải được hơn 11 tấn thôi.
Ngoài ra công ten nơ có thể làm kho chứa đồ. Có thể bạn chưa biết, khả năng kín và không lọt sáng cũng là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công đấy. Với khả năng chịu tải và bền thế này, sau khi hết dùng cho vận chuyển, người ta thường dùng công cho các mục đích:
  • Làm nhà ở với quy mô từ cấp 4 trở lên đều được.
  • Làm văn phòng giá rẻ vì không phải bỏ nhiều vật liệu ra xây.
  • Làm kho chứa vật dụng.
  • Làm nhà di động vệ sinh.
  • Làm quán cafe. Tại TpHCM hiện tại có 9 quán dùng công ten nơ.
  • Làm khách sạn cho du khách ở những vùng đồi núi. Tại Mộc Châu và Đà Lạt đã có loại hình này rồi.
  • Làm sân khấu, hậu trường cho buổi biểu diễn nghệ thuật.
  • Và còn làm nhiều thứ khác, có thể chơi trò xếp hình công ten nơ nếu bạn điều khiển được xe cẩu. Đùa thôi chứ không nên thử nhé!...

Công ten nơ có mấy loại?

công ten nơ khô: là loại công chuyên làm kho và chứa đồ khô. Đây là loại công phổ biến chuyên dùng cho nhiều mục đích trước và sau khi hết sử dụng cho việc vận chuyển. Nó còn có ký hiệu là công ten nơ DC (Dried công ten nơ).
công ten nơ lạnh (tiếng Anh là reefer công ten nơ): dùng chuyên chở hải sản và thực phẩm cần giữ lạnh. Ký hiệu là công ten nơ RF.
công ten nơ open top: Là dạng công gỡ bỏ trần công ra khỏi cấu trúc. Ký hiệu là công ten nơ OT
công ten nơ flat rack: là dạng công bỏ trần và mặt bên, chỉ còn 2 tấm chắn ở 2 đầu.
công ten nơ cánh dơi: tên tiếng Anh là gull wing công ten nơ. Đây là công có 2 mặt bên có thể mở mục đích tải hàng nhanh hơn.
công ten nơ bia: dạng công này chỉ còn có khung, vỏ gần như bỏ ra và chỉ phủ bạt khi vận chuyển. Nó cũng giúp việc vận chuyển hàng nhanh như loại công cánh dơi.
Còn có mấy ký hiệu như contaier gp (general purpose – nó là tên gọi khác của cont DC và có tên Việt hóa là công bách hóa). Cont HC là high công ten nơ nghĩa là công cao hơn so với tiêu chuẩn, chiều cao của nó là 2,9 mét. Do thị trường thép biến động, Công HC đang được ưa chuộng từ 2016. HC cũng có 2 độ dài là 40″ và 45″, nhưng loại 45″ thì ít phổ biến.
Nguồn tham khảo: Thành Đô Container
Share: